Từ khóa "Tại sao mọi người lại đi chùa vào ngày mùng Một và ngày Rằm?" :
Tại sao mọi người lại đi chùa vào ngày mùng Một và ngày Rằm?
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Lược sử về Đức phật Thích Ca
Theo Phật sử, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một nhân vật có thật trong lịch sử, Ngài là một bậc vĩ nhân, một bậc đại Trí Tuệ, đại Giác Ngộ của Tam thiên Đại thiên thế giới. Không chỉ vậy, Ngài còn là một nhà Đại cách-mạng, giải phóng con người ra khỏi hai thứ xiềng xích của tinh thần và thể chất, đó là nô lệ thần quyền và giai cấp xã hội.
Cách đây hơn 26 thế kỷ, đức Bồ Tát Siddhartha Gautama – sinh trưởng trong một gia đình Hoàng Tộc, vốn là một vị đương kim Thái Tử của đất nước Kapilavatthu. Tuy thuộc dòng dõi Sát Đế Lợi cao quý – có quyền kỳ thị những tầng lớp kém hơn mình (theo như cổ tục của xã hội Ấn Độ) nhưng với lòng từ bi bao la, Đức Bồ Tát đã không những không kỳ thị mà còn yêu thương vô hạn những người thuộc tầng lớp thấp kém hơn mình và vạn loài chúng sinh.
Giữa một xã hội rối ren với 96 mối Đạo, Ngài thấu rõ được nỗi khổ đau của kiếp sống nhân sinh. Ngài không thấy một Đạo nào giúp chúng sinh thoát được khổ, Ngài mãi trăn trở về phương pháp giúp cho mọi loài có được nguồn phúc lạc trường tồn. Chính vậy mà ở cương vị tột cùng, có tất cả nhưng Ngài đã từ bỏ tất cả mà tầm Đạo cứu nhân sinh. Tầm sư học Đạo nhưng không có một ai cho Ngài con đường thoát khổ thật sự. Để rồi:
“Trải sáu năm nơi rừng sâu núi thẳm;
Tấm thân ơi! Còn lại nắm xương tàn”.
Ngài ép xác đến khổ hạnh nhưng vẫn không thấy Đạo
Một hôm, Ngài ngã quỵ bên dòng sông Ni Liên Thiền (Neranjarà). Khi tỉnh dậy, Ngài mới nhận ra rằng con đường khổ hạnh đến tột độ cũng chỉ là hành hạ thân xác, mà trí tuệ lại càng thêm thoái hóa. Nghĩ như thế, Ngài liền xuống rạch Ni Liên tắm rửa và trì trai khất thực cho lại sức.
Ngài chọn Đại Bồ Đề thọ làm nơi an trụ Thiền Định. Tâm trí minh mẫn không chút bợn nhơ, Ngài nhập xuất các tầng Thiền và chứng được Tam Minh – Lục Thông, hoàn toàn Giác Ngộ và giải thoát mọi mối dây buộc ràng sanh tử vào đêm Sao Mai vừa ló dạng của ngày mùng 08/12/594 Trước Công Nguyên.
"Đêm Thành Đạo"
Đêm ấy được gọi là ‘Đêm Thành Đạo’, đức Bồ Tát Siddhartha Gautama đã thành tựu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, trở thành vị Phật với hiệu là Thích Ca trong lịch sử nhân loại.
“Rạch Ni Liên Thiền bốn chín đêm
Quán trí khai thông suốt cổ kim
Sao mai vừa mọc tam minh chứng
Đại giác Như Lai khỏi kiếm tìm.
Ma Vương nha chảo đến hành hung
Ngũ ấm nội ma buộc Phật tùng…”
Sự thành tựu của Ngài đã truyền đi bức thông điệp về tình yêu thương, dần dần qua tháng năm du hành giáo hóa đó đây, các đệ tử của Ngài tiếp tục truyền đi ngọn đuốc Chân lý tối thượng với một lời xác quyết rúng động con tim từ ngàn xưa cho đến nay, rằng: “KHÔNG CÓ GIAI CẤP KHI MÁU CÙNG ĐỎ! KHÔNG CÓ GIAI CẤP KHI NƯỚC MẮT CÙNG MẶN!”
Quả thật, đã là chúng sinh thì mãi quẩn quanh trong khổ đau và luân hồi sanh tử. Không ai không quý trọng mạng sống chính mình! Nếu không gặp được giáo lý Phật Đà, không thực hành con đường Bát Chánh, chắc chắn rằng, dòng luân hồi của chúng ta sẽ bất tuyệt miên viễn, không hồi kết. Thế giới sẽ chìm trong bóng đêm của sự u tối, si mê, hận thù và thương đau biết nhường nào.
Tại sao mọi người lại đi chùa vào ngày mùng Một và ngày Rằm?
Theo góc độ khoa học tự nhiên, việc lựa chọn lễ Phật trong 2 ngày mùng Một và Rằm (tiếng Sanscrit Ấn Độ gọi là ngày ekadasi) thực ra lại có cơ sở khoa học. Chúng ta biết rằng âm lịch dựa vào thời gian Mặt Trăng quay quanh Trái Đất trên một quỹ đạo hình elip. Theo định luật Newton, lực hút giữa chúng gây ra hiện tượng thủy triều ở bất cứ nơi nào có nước, chứ không chỉ ở biển, dĩ nhiên là cả trong thân thể con người (với 75% nước). Vào 2 ngày này, Mặt Trăng tiến tới gần Trái Đất nhất, lực thủy triều tăng tối đa ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý con người nên chúng ta thường không minh mẫn, hay cáu gắt và dễ gặp chuyện xui xẻo.
Âm lịch dựa vào thời gian Mặt Trăng quay quanh Trái Đất trên một quỹ đạo hình elip
Trong một bài viết có nhan đề "Mặt trăng có điều khiển tâm tính của bạn không?" đăng trên tạp chí New Sciences, tác giả Edga Zigler cũng cho biết, sở Cứu hỏa Phoenix thuộc tiểu bang Arizona (Mỹ) báo cáo, số cuộc gọi điện thoại tăng rõ rệt vào những đêm trăng rằm. Các vụ phạm tội và tai nạn cũng tăng vọt khi trăng tròn. Tiếng Anh cũng sử dụng những cụm từ liên quan đến Mặt Trăng như "lunancy" (có nghĩa là điên rồ - xuất phát từ tiếng Latinh với "luna" là mặt trăng), hay "moonstruck" (có nghĩa là hâm dở, trong đó "moon" cũng là mặt trăng)...
Chính bởi những tương tác tiêu cực của Mặt Trăng lên tâm lý con người vào hai ngày mùng Một và Rằm nên phép dưỡng sinh Yoga của Ấn Độ khuyên người ta nên nghỉ ngơi, tĩnh tâm để được an toàn, thoải mái trong 2 ngày đó.
Á hậu, Ca sĩ Trang Viên, Tổng giám đốc CTCP Truyền thông Viên Hoàng Gia đi lễ Chùa Láng (Hà Nội)
Như vậy, việc đi lễ chùa vào ngày mùng Một và ngày Rằm là tập quán của nhân dân chứ không phải quy định của đạo Phật, vì ngay tại thời Đức Thích Ca còn sống, các sư đi lưu động khắp đất nước Ấn Độ thuyết pháp truyền giáo chứ chưa hề có chùa. Đi lễ chùa là một trong những cách để con người được thoải mái về tâm tưởng.
Trang Viên xin được tặng mọi người ca khúc "Lạy mẹ Quan Thế Âm" (một sáng tác của nhạc sĩ Hàn Châu) thay lời chúc tốt đẹp cho một ngày mới, một tháng mới!