Á hậu, CEO Trang Viên dự Đại lễ mừng Phật đản tại chùa Phúc Quang (Hải Phòng)

26/05/2024 14:04

Sáng 26/5/2024, Chùa Phúc Quang, xã Quang Vinh, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức Đại lễ mừng Phật đản và công bố quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Phúc Quang. Á hậu, CEO Trang Viên, Tổng giám đốc CTCP Truyền thông Viên Hoàng Gia đã tham dự với vai trò là khách mời và là ca sĩ của chương trình. Tại sự kiện, nhóm phóng viên chúng tôi có dịp được gặp và có cuộc trò chuyện Á hậu, CEO Trang Viên.


- PV Quang Thanh: Đại lễ Phật đản là sự kiện lớn đối với Phật giáo, là người có nhiều năm gắn bó với các chương trình của nhiều chùa, Trang Viên có thể chia sẻ rõ hơn nguồn gốc cũng như tầm quan trọng của Đại lễ Phật đản?

- Trang Viên: Đại lễ Phật đản hay là kỷ niệm ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vào năm 623 trước Công nguyên. Năm 80 tuổi, Ngài viên tịch, được bắt đầu tính là năm Phật lịch. Do đó, Phật lịch năm nay là 2567, còn đại lễ Phật đản 2647. Khởi nguyên từ Ấn Độ, Đức Thích Ca Mâu Ni đem ánh sáng của giác ngộ, đem đạo từ bi lan tỏa trên tất cả mọi nơi và quê hương Việt Nam được đón nhận hạnh giác ngộ từ đầu Công nguyên đến hôm nay là ngót 2000 năm. Những ngôi chùa, tiếng chuông, lời dạy của Đức Phật đã trở thành một bộ phận của văn hóa Việt Nam. Và như vậy, đại lễ Phật đản trở thành một lễ hội lớn của những người theo đạo Phật nói riêng và những người mến mộ đạo Phật cũng như cộng đồng.

- PV Thảo Chi: Nhiều người thắc mắc vì sao lễ Phật đản có nơi tổ chức ngày 8/4 âm lịch, nơi ngày rằm tháng tư? Trang Viên có thể lý giải thêm được chứ?

- Trang Viên: Phật giáo Nam truyền gọi lễ Phật đản là đại lễ Vesak - tháng Vesak của Ấn Độ cũng được gọi là lễ tam hợp (tháng Đức Phật ra đời, Đức Phật thành đạo, Đức Phật nhập Niết bàn cùng trong tháng Vesak). Trong khi đó, Phật giáo Bắc truyền cho rằng Đức Phật ra đời vào tháng 4, Đức Phật nhập Niết bàn vào tháng 2 âm lịch và thành đạo vào tháng chạp. Do vậy, người ta lấy ngày mùng 8.4 là ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Cũng có lý luận nói rằng, thời Đức Phật thì gọi là ngày trăng tròn chứ không có ngày giờ cụ thể nhưng trăng tròn của quốc gia mỗi nơi khác nhau với sai số không đáng kể.

Truyền thống của Việt Nam kỷ niệm ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca là mùng 8/4 âm lịch. Năm 1950, Đại hội Liên hữu Phật giáo Thế giới họp 26 quốc gia (trong đó có Việt Nam) để thành lập Hội Liên hữu Phật giáo thế giới và công nhận ngày trăng tròn tháng 4 là ngày Đức Phật ra đời. Từ đó, Phật giáo Việt Nam lấy ngày trăng tròn tức là ngày rằm tháng 4 là ngày quyết định cho sự kiện này. Tuy nhiên, để kết hợp với truyền thống và Phật giáo toàn cầu, Việt Nam đưa ra mùa Phật đản, không còn là một ngày nữa mà bắt đầu từ mùng 8/4 đến rằm tháng tư, đó là kỷ niệm ngày ra đời của Đức Thích Ca Mâu Ni.

Tháng 12/1999, Liên Hiệp Quốc đã công nhận đại lễ Vesak - Phật đản là ngày lễ hội văn hóa thế giới. Đến nay, Việt Nam đã 3 lần đăng cai tổ chức đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc vào năm 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội), năm 2014 tại chùa Bái Đính (Ninh Bình) và 2019 tại chùa Tam Chúc (Hà Nam). Đại lễ Phật đản là một trong những sự kiện lớn nhất của người con Phật nói riêng cũng như những người có tình cảm với đạo Phật nói chung. Lễ hội này, người con Phật thường tạo ra chuỗi sự kiện để dâng lên cúng dường Đức Phật, vui mừng mình là người con của Đức Phật.

- PV Quang Thanh: Là người đi dự nhiều lễ Phật đản ở nhiều nơi, Trang Viên thấy ở các chùa thường trang trí, tổ chức chương trình mừng đại lễ Phật đản thế nào?

- Trang Viên: Ở các chùa không thể thiếu trên ban thờ là một tay Đức Phật đản sinh 1 tay chỉ lên trời 1 tay chỉ xuống đất, đó gọi là kim tướng sơ sinh. Trong lễ có nghi thức tắm Phật, tất cả mọi người có mặt đều lấy gáo nước xối lên thân tướng của Đức Phật để tắm Phật. Khi múc một gáo nước tắm lên hình tượng Đức Phật thì mình quán tưởng rằng mình đang tắm chính mình để thâm tâm mình tắm sạch, qua đó, Phật tâm, Phật tánh được biểu hiện. Ở các chùa còn treo cờ Phật giáo, cờ tổ quốc, lồng đèn, làm sự kiện, tổ chức chương trình văn nghệ, vui chơi tạo không khí vui cho chùa, Phật tử và xóm làng xung quanh. "Phục vụ lợi ích chúng sinh là thiết thực cúng dường chư Phật" vì vậy người con Phật cúng dường Đức Phật bằng cách làm những điều tốt đẹp cho người dân trong xã hội hay đến những bệnh viện giúp bệnh nhân đang điều trị, đến thăm cụ già neo đơn, em bé mồ côi, người khó khăn, làm thiện nguyện...

- PV Thảo Chi: Đó là ở chùa, còn đối với phật tử có bàn thờ Phật tại nhà thì cần chuẩn bị thế nào mừng đại lễ Phật đản?

- Trang Viên: Trong lễ nghi của đạo Phật, có 6 món để dâng lên cúng dường gồm hương, đèn, hoa, đồ, quả và nhạc. Cụ thể: (1) Hương là nén hương đốt dâng lên cúng dường Đức Phật; đây là biểu tượng, nói đến giới đức, tâm hương mỗi người. (2) Hoa nói đến sự thơm thảo, bên trong đó là phẩm hạnh của con người. (3) Đèn nói đến ánh sáng, cũng được biểu tượng cho trí tuệ ở mỗi con người. (4) Đồ là một từ cổ, chỉ lễ mình cúng như xôi, chè, trà... - lễ phẩm thể hiện tâm thành kính. (5) Quả nói đến sự ngon ngọt, thơm thảo trong trái tim mình. (6) Nhạc là những gì hay nhất, thiêng liêng nhất: mõ, điệu đàn, chuông… Nói cách khác, làm sao để tâm mình trong sạch, lời nói mình chân thật có ái ngữ đem lại lợi ích và hành động của mình luôn luôn làm điều tốt, đó chính là lễ phẩm cao quý nhất cúng dường Đức Phật trong sự kiện đản sinh này. Là một Phật tử tại gia với Pháp danh "Hạnh Nguyện" (nguyện theo hạnh của Phật), Trang Viên cũng luôn dành sự tôn kính và hướng tâm Phật. Coi cõi Phật là nơi trú ngụ, cứu đỗi tâm hồn mình. 

- PV Quang Thanh: Hôm nay đến với Đại lễ Phật đản tại chùa Phúc Quang, xã Quang Vinh, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, Trang Viên đã thể hiện hai ca khúc “Lạy mẹ Quan Âm” và “Thương quê”. Vì sao Trang Viên lại chọn hai ca khúc này?

- Trang Viên: Hôm nay là Đại lễ Phật đản, là ngày đặc biệt quan trọng đối trong Phật giáo. Trong Phật giáo, Quan Âm là một nhân vật hiện thân cho sự đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn chúng sinh trong mọi kiếp luân hồi. Điều này sẽ giải thích cho việc vì sao Phật tử khi tu pháp môn đều thường niệm hồng danh của Ngài. Để được Ngài gia hộ và độ trì để thoát khỏi tai ách. Cách niệm là “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát”, sẽ được giải thoát và được bình an, đồng thời sẽ có được thành quả. Mặt khác, hôm nay, đến dự lễ tại chùa Phúc Quang, xã Quang Vinh, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, Trang Viên lại nhớ về ngôi chùa nhỏ ở quê nghèo thôn Cây Quân, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, nơi Trang Viên được sinh ra, lớn lên và là nơi trú ngụ tâm hồn của Trang Viên cũng như những người dân nghèo nơi ngôi chùa đứng chân. Khi sinh sống, công tác xa quê, đặc biệt là khi đến những ngôi chùa lớn hơn, ở địa phương có kinh tế - xã hội phát triển hơn, Trang Viên lại càng thấy thấy nhớ và thương quê quá. Đó chính là hai lý do mà Trang Viên chọn hai ca khúc “Lạy mẹ Quan Âm” và “Thương quê” trong Đại lễ hôm nay.

- PV Thảo Chi: Vâng, cảm ơn sự chia sẻ của Trang Viên đã dành cho chúng tôi cũng như quý độc giả và những người hâm mộ Trang Viên. Nhân Đại lễ Phật đản, xin được chúc Trang Viên luôn mạnh khỏe, thành công, hạnh phúc, rất mong được gặp lại Trang Viên trong các chương trình tiếp theo!

Quang Thanh, Thảo Chi
098.510.5755 NHẬN BÁO GIÁ