Nghèo khó, nhiều VĐV phải bán huy chương để trang trải

02/08/2021 12:54

Khó khăn về tiền bạc, quyên góp cho quỹ từ thiện, thất vọng với thành tích là những nguyên nhân khiến nhiều vận động viên mang đấu giá huy chương của mình.

Tại Olympic Tokyo 2020 năm nay, 339 huy chương sẽ được trao cho những nhà vô địch trong các bộ môn thể thao. Đây được xem là đỉnh cao trong sự nghiệp của các vận động viên.

Tuy nhiên, việc giành được huy chương vàng (HCV) không đảm bảo cho họ có một cuộc sống xa hoa, theo New York Post.

Greg Louganis (59 tuổi, Mỹ) đã giành được cú đúp HCV tại Thế vận hội Los Angeles 1984 - một kỳ tích mà ông lặp lại 4 năm sau đó tại Seoul. Nhờ những chiến công vang dội, Louganis được ca ngợi là thợ lặn vĩ đại nhất trong lịch sử.

Nhưng không lâu sau, biến cố tài chính đến với nhà vô địch khiến ông bị tịch thu nhà ở Malibu. Đến năm 2012, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, ông đành phải bán huy chương của mình trên trang Ingrid O’Neil - được thành lập bởi một nhà chuyên đấu giá các kỷ vật Olympic cùng tên.

la-olympics-1984-1627877433.jpg

Vì khó khăn tài chính, Greg Louganis muốn bán mỗi chiếc huy chương với giá 100.000 USD. Ảnh: New York Post.

Ngoài ra, Louganis còn bán ngôi nhà của mình thay vì từ bỏ tất cả HCV. Mặc dù có các liên đoàn đứng sau giống như NFL (bóng bầu dục Mỹ) và NBA (giải Bóng rổ Nhà nghề Mỹ), những VĐV Olympic vẫn gặp nhiều khó khăn sau khi sự nghiệp thi đấu của họ kết thúc.Louganis đã liên hệ với O’Neil để thực hiện cuộc giao dịch. “Louganis muốn 100.000 USD cho mỗi chiếc. Nhưng tôi không nghĩ mình có thể bán chúng với số tiền đó. Tuy nhiên, ngày nay, điều đó có thể xảy ra”, O’Neil nói.

Bán huy chương để trang trải cuộc sống

Thông thường, những huy chương mà họ giành được đại diện cho một trong số ít tài sản có thể nhận khi nghỉ hưu.

Năm 1980, Mark Wells (sinh năm 1957) và Mark Pavelich (sinh năm 1958) đã đánh bại Liên Xô trong trò chơi khúc côn cầu trên băng ở Lake Placid, New York.

Khi đó, Wells đã được NHL Montreal Canadiens chọn vào cuối những năm 1970. Nhưng ngay cả sau khi giành HCV Olympic, ông vẫn không thể từ đội nhỏ đến các giải đấu lớn.

Wells được chuyển đến Detroit Red Wings nhưng từ chối gia nhập. Sau đó ông ký hợp đồng với New York Rangers và tung hoành ở các trận đấu nhỏ. Khi giải nghệ vào năm 1982 ở tuổi 25, ông chưa từng chơi một trận giải khúc côn cầu trên băng ở Bắc Mỹ NHL nào.

Sau đó, Wells trở thành quản lý nhà hàng ở bang Michigan, quê hương của ông. Trong một lần dỡ hàng, Wells đã bị thương và phải trải qua một cuộc phẫu thuật kéo dài 11 giờ. Các bác sĩ phát hiện ra rằng ông mắc một căn bệnh thoái hóa cột sống hiếm gặp.

lake-placid-1627877433.jpg

Mark Wells (trái) và Mark Pavelich (phải) đã bán huy chương của họ trong hoàn cảnh éo le. Ảnh: New York Post

Những ngày tháng sau đó, Wells phải nằm liệt giường, không thể làm việc và tỏ ra chán nản. Cuối cùng, ông đã bán HCV cho một nhà sưu tập tư nhân với giá 40.000 USD.Những ngày tháng sau đó, Wells phải nằm liệt giường, không thể làm việc và tỏ ra chán nản. Cuối cùng, ông đã bán HCV cho một nhà sưu tập tư nhân với giá 40.000 USD.

“Tôi sắp mất nhà và cần bán nó để phẫu thuật, duy trì cuộc sống. Tôi không còn lựa chọn nào khác”, Wells nói.Những ngày tháng sau đó, Wells phải nằm liệt giường, không thể làm việc và tỏ ra chán nản. Cuối cùng, ông đã bán HCV cho một nhà sưu tập tư nhân với giá 40.000 USD.

Không giống như Wells, Pavelich đã có sự nghiệp trong NHL. Ông chơi cho Rangers, Minnesota North Stars và San Jose Sharks.

Nhưng khi vợ ông qua đời trong một cú ngã từ ban công vào năm 2012, cuộc đời Pavelich trở nên đen tối. Ông phải bán HCV của mình trong cuộc đấu giá vào 2 năm sau đó.

Vào năm 2019, Pavelich bị bắt vì hành hung một người hàng xóm nhưng không đủ khả năng để hầu tòa do sức khỏe tinh thần kém.

Gia đình nghi ngờ Pavelich bị bệnh não chấn thương mạn tính (CTE), hậu quả của vô số cú đánh vào đầu trong suốt sự nghiệp của mình.

“Thị trường huy chương Olympic rất mạnh khi chúng được rao bán nhưng nó cũng phụ thuộc vào một số yếu tố, chẳng hạn như sự kiện. Điều đó nói lên rằng hiếm khi chúng ta nhìn thấy một VĐV còn sống bán huy chương của họ. Vì đó là vật kỷ niệm sau khi người đó qua đời”, John Millensted, người đứng đầu bộ phận Coins & Medals tại đơn vị đấu giá Bonhams, cho biết.

Cuộc đua "săn" huy chương

Những năm gần đây, huy chương vàng, bạc và đồng của những nhà vô địch Olympic xuất hiện thường xuyên trong các cuộc đấu giá trên khắp thế giới và đôi khi có cả ở eBay. Các nhà sưu tập cạnh tranh khốc liệt để giành được chúng như những vận động viên chạy nước rút trong trận chung kết.

Đôi khi, huy chương được bán cho tư nhân trước khi ngọn lửa Olympic bị dập tắt.

Don Bigsby, chủ tịch CLB các nhà sưu tập kỷ vật Olympic, cho hay: “Mọi người thường nói rằng 'Không đời nào bạn có được một trong số đó'. Nhưng khi là một nhà sưu tập, bạn sẽ có động lực để sở hữu chúng”.

Ủy ban Olympic và Paralympic Mỹ thưởng cho các VĐV đạt HCV là 37.500 USD, 22.500 USD cho HCB và 15.000 USD với HCĐ.

Ngoài lý do bất đắc dĩ, một số VĐV khác bán huy chương của họ để làm từ thiện. Nhà vô địch bơi lội Mỹ Anthony Ervin đã đấu giá HCV của các giải từ năm 2000-2004 để quyên góp 17.101 USD cho các nạn nhân chịu thiệt hại bởi sóng thần ở Ấn Độ.

180209-olympic-medal-worth-1627877433.jpg
Các nhà sưu tập tìm mọi cách để mua được huy chương yêu thích. Ảnh: Insider.

Tuy nhiên, như O’Neil lưu ý, khi một vận động viên còn sống bán huy chương của mình, nguyên nhân thường thiên về hướng bi thảm.

“Tôi nhớ một người đã bán HCB môn bơi lội với lý do chán nản đến mức không muốn nhìn thấy nó. Người này đã luyện tập nhiều năm để giành được ngôi quán quân nhưng chuỗi thất bại liên tiếp khiến anh quá thất vọng vào bản thân”, cô giải thích.Tuy nhiên, như O’Neil lưu ý, khi một vận động viên còn sống bán huy chương của mình, nguyên nhân thường thiên về hướng bi thảm.

Việc các VĐV Olympic bán huy chương của họ là một vấn đề nan giải đối với những cơ quan quản lý. Hiện VĐV có thể tiếp cận một loạt các quyền lợi như trợ cấp, hỗ trợ học phí và bảo hiểm y tế. Nhưng chúng không dành cho những người về hưu.

“Cần tư vấn về sức khỏe tinh thần và hướng dẫn tài chính cho các VĐV đang trong quá trình rời khỏi môn thể thao đã gắn bó với họ. Nhiều người có thể đang đối phó với chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)”, Louganis nói với New York Post.

Theo: Zing news

Bạn đang đọc bài viết "Nghèo khó, nhiều VĐV phải bán huy chương để trang trải" tại chuyên mục Làm đẹp.
098.510.5755 NHẬN BÁO GIÁ