Chương trình nghệ thuật trực tuyến "Trung thu cho em" được livestream trên kênh YouTube Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam vào tối 21-9
Bộ trưởng đành xin lỗi lãnh đạo các địa phương, mời các địa phương "nghỉ", diễn đàn tiếp tục tổ chức "nội bộ" điểm cầu tại bộ.
Sự cố này rõ ràng đã khiến người đứng đầu ngành văn hóa, thể thao và du lịch rất không hài lòng.
"Hạ tầng kỹ thuật tối thiểu mà văn phòng bộ còn không làm được thì việc lớn như chuyển đổi số Tổng cục Du lịch có làm được không hay chỉ nói theo sách vở?", Bộ trưởng Hùng đặt câu hỏi sau phát biểu về chuyển đổi số trong tham luận mở màn diễn đàn của tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh.
Câu trả lời của Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh trở về "vấn đề muôn thuở" là kinh phí. Một số dự án có thể kêu gọi xã hội hóa nhưng cũng cần nguồn vốn đối ứng của Nhà nước.
Trong diễn đàn sáng 22-9, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch không phải là đại biểu duy nhất được hỏi khó.
Sau phần đọc tham luận của phó cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Lê Minh Tuấn, ông Hùng cảm ơn bài phát biểu "giàu tính văn học và cảm xúc", ghi nhận những nỗ lực của cục trong việc tổ chức các chương trình nghệ thuật online "tạo ra hiệu ứng vắc xin tinh thần, đem lời ca tiếng hát phục vụ nhân dân, vào tâm dịch để làm phong phú đời sống tinh thần, xoa dịu nỗi cô quạnh cho dân chúng".
Song Bộ trưởng Hùng cho rằng đó mới thực hiện được nhiệm vụ chính trị, còn nhiệm vụ phát triển kinh tế để nuôi bộ máy của hơn 100 đoàn nghệ thuật trong cả nước thì chưa làm được.
Ông hỏi liệu Cục Nghệ thuật biểu diễn có thể "hiến kế" để các nhà hát, đoàn nghệ thuật có thể kiếm được tiền trên mạng xã hội? "YouTuber có trên 1 triệu lượt theo dõi là phát sinh doanh thu rồi. Liệu các nhà hát, đoàn nghệ thuật có thể làm được điều đó" - ông Hùng đặt "đầu bài".
Ông Tuấn nói Cục Nghệ thuật biểu diễn sẽ nghiên cứu hướng phát triển này để báo cáo lãnh đạo bộ, hướng dẫn các địa phương thực hiện, còn thực tế thì hiện nay đơn vị nào cũng có kênh trên mạng xã hội nhưng chưa thu hút được nhiều người theo dõi.
Theo: TTO